Mảnh đất con người Hải Minh qua các thời kỳ
Lượt xem: 2310
Xã Hải Minh nằm ở tây bắc huyện Hải Hậu cách trung tâm huyện 7km. Phái đông, phía nam giáp xã Hải Anh; phía bắc giáp sông Ninh Cơ; phía tây giáp xã Trực Đại huyện Trực Ninh. Có diện tích tự nhiên 877.79ha, diện tích canh tác là 579.47  ha. Dân số hiện nay là 18500 người chia làm 26 xóm, có trên 52% đồng bào theo đạo thiên chúa giáo, 48% đồng bào theo đạo phật.




             Cách đây 531 năm (1485) mảnh đất xã Hải Minh là bãi bồi biển cả, cỏ cây hoang dã, thuộc phia nam của phủ Thiên Trường. Năm 1485 có 4 cụ tổ: Họ Mai đó là Mai Quý Công Hiệu Cư Sỹ ở Quần Mông. Cụ tổ họ Phạm Tự Huyền Chân ở Cổ Lễ, Cụ tổ họ Phan Quý Công Tự Huệ Tài cụ ở Cổ Lễ và cụ tổ họ Nguyễn Quý Công Hiệu Chính Trực cụ ở Gia Miêu Tổng Sơn Thanh Hóa. Bốn cụ tổ khai khẩn được 4 mẫu ruộng ở Kim Điếm Cầu Gai để lấy lương thực vượt sông Cường Giang định cư khai khẩn. Năm 1497 (Định tỵ) đời vua Lê Hồng Đức thứ 28 ra chỉ dụ ‘’ Kiến điền lập ấp’’. Bốn dòng họ đến làng Trúc Mô định vị( nay là đất xóm 2 định cư). Năm 1511 thành lập xã Kim Đê và sau có thêm một số họ xuống khai kiến ấp là họ Nguyễn, Trần Đào, Yên Bùi v.v....

Quá trình khai hoang lấn biển chia ra lục xứ đồng điền và chia ra 7 giáp để dẽ bề cai trị. Đời sống nhân dân ngày một xung túc, ngành nghề phát triển. Ngoài nghề nông, nhân dân trồng dâu nuôi tầm, nghề mộc, nghề xây, nghề chạm chổ, nghề đan lát. Năm Quý Sửu(1553) Triều vua Lê Trung Tòng thuận bình thứ 5 xây chùa thờ phật gọi là chùa Phúc Hải. Năm 1566 các cụ xây đình xã 5 gian bằng gỗ lim lợp cỏ thờ tứ tổ khai sáng

Năm 1863 xã Kim Đê đổi tên thành xã Phương Đê. Dưới chế độ phong kiến và từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị nước ta. Người nông dân Hải Minh một cổ hai tròng cuộc sống điêu đứng bần cùng. Nạn đói năm 1945 xã Hải Minh đã có đến 768 người chết vì đói. Đầu tháng 3 năm 1945 tình hình cách mạng trong cả nước dần dần đi đến chín muồi. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, ban thường vụ trung ương ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau chúng ta phải có hành động chiến đấu trước tình hình mới.

Ngày 23/8/1945 hàng nghìn nông dân xã Phương Đê lên đường đổ dồn về Thọ Sương tham gia biểu tình, mít tinh. Sau khi dự mít tinh dưới sự chỉ đạo của các đồng chí Đào Hồng Cẩm, Đinh Gia Lượng. Nhân dân Hải Minh đã giương cao ngọn cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ về tập trung dưới gốc cây phượng vỹ tại đình xã chùa Phúc Hải tuyên bố xóa bỏ chính sách cũ và thành lập ủy ban cách mạng lâm thời. Nhân dân tham gia cuộc biểu tình mít tinh đã nhất trí cử anh Vũ Văn Vượng làm chủ tịch ủy ban lâm thời, anh Nguyễn Văn Hạp làm phó chủ tịch, anh Phạm Văn Hựu làm phó chủ tịch và 4 đồng chí nữa phụ trách các đoàn thể.

Ngày 25/11/1945 trung ương Đảng ra chủ thị “Kháng chiến cứu quốc”. Nhân dân xã Hải Minh thực hiện chỉ thị của trung ương đoàn kết chặt chẽ bảo vệ chính quyền non trẻ. Ủy ban lâm thời quyết định phá kho thóc của Nhật chia cho nhân dân chống đói. Tổ chức đấu tranh đòi giảm tô thuế tức nâu nay đè nặng lên người nông dân. Những tổ chức cách mạng ra đời đó là: “Nông dân cứu quốc” “Phụ nữ cứu quốc” “Đoàn thanh niên cứ quốc” ....... Ủy ban cách mạng lâm thời đã lãnh đạo và tổ chức tốt cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân khóa I vào ngày 6/1/1946.

Sau cách mạng tháng 8 cuộc sống văn hóa xã Hải Minh hoàn toàn thay đổi, con người và con người bình đẳng. Chính quyền cách mạng mở trường dậy chữ quốc ngữ cho con em nông nhân lao động, phát động nhân dân tăng gia sản xuất, cứu đói.

Hồi 10 giờ sáng ngày 7/2/1947 các đồng chí Vũ Thiện, đồng chí Phạm Văn Xuân, đồng chí Phạm Văn Chỉ thay mặt thường vụ huyện ủy Hải Hậu về nhà anh Hựu tổ chức hội nghị phổ biến cương lĩnh của Đảng cộng sản Đông Dương. Sau đó kết nạp anh Vũ Văn Vượng, anh Phạm Văn Hựu và anh Trác ở xã Hải Anh vào Đảng cộng sản Đông Dương và quyết định thành lập chi bộ Đảng do đồng chí Vũ Văn Vượng làm bí thư chi bộ kiêm chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời.

Ngay sau khi ra đời chi bộ đã ra nghị quyết:

+ Xây dựng lực lượng tự vệ để bảo vệ chính quyền, bảo vệ an ninh trật tự

+ Phát động phong trào tăng gia, tiết kiệm

+ Mở lớp học quốc ngữ, đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ

Hải Minh thành lập trung đội tự vệ do ông Bùi Văn Tính làm trung đội trưởng. Trung đội gồm 30 đồng chí du kích nhận lệnh đi trấn áp trừng trị kịp thời bọn gây rối chống phá cách mạng. Bọn phản động đội lốt tôn giáo xây dựng hạng đội tề ròng, lập bốt Phạm Pháo. Trung đội phối hợp lực lượng vũ trang huyện đi chấn áp bọn phản động ở Xuân Hà, Xuân Điền. Lực lượng tự vệ đã vây bắt 21 tên, trừng trị 4 tên ngoan cố chống lại. Đây là thành tích to lớn đầu tiên được huyện đội khen thưởng.

Tháng 2 năm 1948 nhân dân xã Hải Minh tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã. Hội đồng nhân dân bầu 7 ủy viên do ông Phạm Văn Hựu làm bí thư chi bộ và kiêm chủ tịch ủy ban lâm thời.

Năm 1949 xã Phương Đê được đổi thành xã Minh Khai và lúc này kết nạp được 120 đồng chí Đảng viên. Quá trình lãnh đạo cách mạng gian khổ ác liệt cuối năm 1949 còn 64 đồng chí đảng viên tích cực hoạt động.

Năm 1956 xã Minh Khai tách ra làm hai xã: Xã Hải Minh và xã Hải Bình. Xã Hải Bình tiếp nhận 8 xóm của xã Minh Đức.

Năm 1960 Đảng bộ xã Hải Minh được công nhận. Từ đây số lượng Đảng viên đã tăng lên, tổng số đảng viên đã lên tới 176 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đức Chu làm bí thư Đảng ủy đầu tiên của Đảng bộ xã và đồng chí Trần Văn Thân làm chủ tịch ủy ban xã.

Năm 1969 theo chỉ đạo của quốc hội, hai xã Hải Minh và xã Hải Bình sát nhập vào và lấy tên là xã Hải Minh.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Nhân dân xã Hải Minh đã đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến. Có hàng nghìn người con thân yêu quê hương lên đường diết giặc, đi dân công, thanh niên xung phong làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và giúp nước Lào, Campuchia chiến đấu giải phóng dân tộc.

Nhân dân xã Hải Minh đóng góp hàng nghìn tấn gạo, 650 tấn thịt lợn chi viện cho chiến trường. Đã có 174 đồng chí anh dũng hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và 125 đồng chí thương bệnh binh. Thời kỳ 2 năm 4 tháng có 94 gia đình cơ sở cách mạng. Chùa Phúc Hải hai lần là nơi quân nhu đặt cơ sở máy quần áo chăn màn gửi ra tuyền tuyến. Nhà chùa đóng góp 130kg đồng ủng hộ quân giới đúc vũ khí đạn dược

Cuộc kháng chiến chống Pháp tổng kết 10 gia đình được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng ba, 29 gia đình được tặng thưởng huy chương kháng chiến hạng nhất, 44 gia đình được tặng thưởng huy chương kháng chiến hạng nhì và kỉ niệm chương của chính phủ. Năm 1993  chùa Phúc Hải được nhà nước tặng bằng di tích lịch sử văn hóa chùa Phúc Hải.

Năm 2010 được nhà nước tặng danh hiệu cao quý cho lực lượng vũ trang nhân dân xã Hải Minh “Anh hùng thời kỳ chống Pháp”.





Sau 30 năm đổi mới Đảng bộ và nhân dân xã Hải Minh vươn lên phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng.

Về kinh tế sản xuất nông nghiệp giữ vững được 396.41 ha trồng lúa. Đàn lợn nuôi luôn đảm bảo 8500 con, tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt  6.199.700.000đ.

Về chính trị xã hội: các tổ chức chính trị xã hội hoạt động đều đặn. Hàng nămbình xét đều đạt 100% tổ chức chính trị xã hội đạt trong sạch vững mạnh

Có hai trường trung học cơ sở đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hai trường tiểu học đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt trường xanh sạch đẹp và kiểm định chất lượng cấp độ 3. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm thi cuối cấp học sinh đạt 99,8% tốt nghiệp, không có học sinh bỏ học theo độ tuổi.

Năm 2014 xã Hải Minh đựoc công nhận  xã đạt Nông thôn mới

Đảng bộ xã Hải Minh đến nay có 470 đồng chí đảng viên và đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm liền. Năm 2014 Đảng bộ và nhân dân xã Hải Minh đã hoàn thành chỉ tiêu đạt xã nông thôn mới và năm 2016 phấn đấu đạt xã nông thôn bền vững và phát triển.









                  Trải qua 531 năm từ những năm đầu đi mở đường khai khoang lập ấp lập  làng lập xã. Trải qua các thời kỳ đấu tranh, chống áp bức bóc lột của bọn phong kiến địa chủ, của bọn thực dân đế quốc của nhân dân xã nhà. Đó là những trang sử thắm đượm chí tuệ, mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ. Trải qua những tháng năm ấy người dân Hải Minh một lòng một dạ đi theo Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, không tiếc máu xương, quyết giữ quê hương, cùng nhân dân cả nước vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân xã Hải Minh tô thắm thêm truyền thống quê hương đất nước và cùng với nhân dân cả nước xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh dân chủ công băng văn minh.

 

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 



image advertisement

image advertisement







Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Xã Hải Minh
Địa chỉ : UBND xã Hải Minh - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định
Điện thoại:    * Email: xahaiminh.hhu@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm: Ông Trần Thanh Phong- Chủ tịch UBND xã
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang